USP là gì và xây dựng USP như thế nào? Để giúp các bạn có thể dễ nhớ trong việc xây dựng USP – Unique Selling Proposition – tôi xin cung cấp 1 từ khóa để dễ nhớ đó là “chúng ta có thể xây dựng USP dựa vào 3P + G”
USP – điểm khác biệt của công ty là gì?
USP – điểm khác biệt công ty là gì?
Để trả lời câu hỏi USP là gì? Với vai trò là một Nhà huấn luyện doanh nghiệp [Business COACH I Executive COACH], chuyên gia huấn luyện và Khai vấn đồng hành cùng các Doanh nghiệp thiết lập Mục tiêu, xây dựng chiến lược và hành động để đạt được mục tiêu thông qua đội ngũ nhân sự thì trong tất cả các bài viết và chia sẻ – tôi giới sẽ thiệu với các bạn khái niệm USP là Unique Selling Proposition – điểm khác biệt của công ty bạn, do bạn chủ động xây dựng và định vị ra cho công ty mình. Khác với khái niệm mà các bạn từng biết “Unique Selling Point – điểm độc nhất của sản phẩm” của công ty.
Tham khảo thêm tổng quan chúng USP là gì tại đây.
Tai sao công ty phải tạo ra USP – điểm khác biệt?
Khi xây dựng một USP hiệu quả, nó sẽ thành một vũ khí lợi hại giúp cho công ty bạn khác biệt hoàn toàn so với các đối thủ cạnh tranh còn lại trên thị trường và chính bản thân USP sẽ thuyết phục khách hàng nhấc điện thoại lên để gọi cho bạn, USP sẽ giúp cho Khách hàng nhớ đến công ty bạn, họ nhớ đến cảm xúc được phục vụ khi chọn bạn… Cảm xúc này sẽ lưu giữ hình ảnh công ty bạn trong tâm và trí của khách hàng… để “mỗi khi” cần sản phẩm hay dịch vụ của bạn họ sẽ lại liên hệ đến bạn.
USP – điểm khác biệt của công ty bạn hiệu quả nhất sẽ khiến khách hàng trung thành với công ty bạn và quan trọng hơn hết là họ sẽ giới thiệu khách hàng mới đến với công ty của bạn.
Cuối bài viết này tôi sẽ chứng minh cho bạn thấy hiệu quả của USP – sự khác biệt trong dịch vụ khách hàng – sẽ mang lại cho công ty bạn và giúp tăng Doanh thu cũng như khách hàng mới của công ty bạn.
Xem thêm về dịch vụ khách hàng xuất sắc – một yếu tố tạo nên USP của công ty Tại đây.
4 Cách để xây dựng USP điểm khác biệt cho công ty của bạn là gì?
Dưới đây sẽ là bốn phương pháp các công ty có thể nghiên cứu – áp dụng – biến thành chiến lược – để thực thi hiệu quả nhằm xây dựng được USP – điểm khác biệt cho công ty mình. Khi đọc kỹ và áp dụng được, bạn sẽ tự trả lời câu hỏi “USP là gì?”
1. Xây dựng USP bằng “Product” – Sản phẩm hoặc dịch vụ…
USP – điểm khác biệt có thể được tạo ra từ chính Sản phẩm và dịch vụ mà các công ty đang cung cấp.
Trước tiên chúng ta ngồi với đội ngũ của mình đánh giá thật nghiêm túc bằng các phương pháp động não, sáu chiếc mũ tư duy… để xem xét sản phẩm của mình có gì Đặc biệt nhất mà các đối thủ của công ty mình không thể nào có được, dựa trên 03 khía cạnh liên quan đến sản phẩm dịch vụ là F.B.A.
-
F – Feature: Đặc tính sản phẩm/dịch vụ
Tạo nên sự khác biệt dựa vào chính đặc tính chất liệu hay kỹ thuật do sản phẩm hoặc dịch vụ công ty mình tạo ra, đó chính là đặc tính của sản phẩm và dịch vụ mà chúng ta đang kinh doanh là gì? Ví dụ như; chất liệu, công nghệ sản xuất, sáng chế, nguyên phụ liệu, công thức gia truyền…
-
B – Benefit: Lợi ích mang lại cho khách hàng
Nếu Feature của chúng ta chưa có gì đặc biệt so với các đối thủ khác, chúng ta hãy suy nghĩ xem lợi ích mà sản phẩm và dịch vụ chúng ta kinh doanh mang đến cho Khách hàng là gì? Đây là điều vô cùng quan trọng, vì chúng ta không trả lời được lợi ích do sản phẩm / dịch vụ mang lại cho khách hàng là gì thì khách hàng khó mà bỏ tiền ra để đầu tư sản phẩm dịch vụ mà ta kinh doanh. Khách hàng chọn sản phẩm do giá trị sản phẩm mang lại.
-
A – Advantages: Lợi thế sản phẩm / dịch vụ của bạn
Ngoài ra, trong môi trường kinh doanh hiện nay, để khiến khách hàng chọn sản phẩm hay dịch vụ của công ty bạn, bạn cần phải cho khách hàng thấy rõ Lợi thế của sản phẩm dịch vụ do công ty bạn cung cấp là gì so với các đối thủ cạnh tranh khác? Có bao giờ bạn tự hỏi “nếu sản phẩm của tôi không có gì nổi bật so với các đối thủ khác – tại sao họ ại chọn sản phẩm của chúng ta?”
Sau khi đã liệt kê, chúng ta sẽ kiểm tra và đo lường với các sản phẩm và dịch vụ tương tự do các đối thủ khác đang kinh doanh. Đặc điểm nào chúng ta có mà đối thủ không có, chúng ta hãy nêu bật lên thành điểm duy nhất và từ đó thuyết phục khách hàng đầu tư vào sản phẩm và dịch vụ của chúng ta.
Lưu ý là, cho dù chúng ta hay đối thủ, đều có một điểm chung là, khi so sánh F.B.A thì chúng ta có nhiều cái độc đáo, nhưng đối thủ cũng có nhiều cái khác độc đáo, nhưng không trùng với của chúng ta, bên cạnh đó cũng có nhiều điểm giống nhau… vậy, chúng ta sẽ làm gì? Câu hỏi này cũng nhiều khách hàng hỏi tôi… câu trả lời là gì nếu các anh chị đọc đến đoạn này?
2. Xây dựng USP – điểm khác biệt bằng “People” và Văn hóa doanh nghiệp
USP – điểm khác biệt có thể được tạo ra nhờ vào Con người (People) và Văn hóa được thục thi.
Khi nói đến văn hoá doanh nghiệp, đó là nói ngay đến hành vi ứng xử của toàn bộ các thành viên trong công ty đối với Khách hàng, đối với các nhà cung cấp, giữa các thành viên trong công ty với nhau, cách mà các thành viên trong công ty phản ứng với các tình huống và môi trường xung quanh…
Văn hoá là hành vi ứng xử của con người hướng tới các giá trị chân thiện mỹ.
Các anh chị chắc chắn đồng ý với tôi rằng, khi đã tạo ra nét văn hoá tốt đẹp cho doanh nghiệp của các anh chị, văn hoá đó từ chính người / các người chủ khởi xướng và thực thi cho công ty thì nét văn hoá đó là Duy nhất và khó mà ai có thể bắt chước được… Tại sao lại vậy, bởi vì mỗi con người thì luôn khác nhau, mỗi người chủ sẽ có phương pháp kinh doanh và hành xử khác nhau (Tham khảo thêm về khóa huấn luyện Văn hoá doanh nghiệp tại đây) dó đó sẽ tạo ra sự khác biệt duy nhất và đó chính là USP, vấn đề tiếp theo là USP đó được khách hàng đón nhận và chấp nhận như thế nào. Và chúng ta lại phải áp dụng công thức J.Q.K.A thần thánh để xây dựng.
Các anh chị có thể so sánh: Thế Giới Di Động, FPT, Viettel và Vienthong A… là các Doanh nghiệp cùng kinh doanh sản phẩm điện máy.
Chủ của ĐMX là người đề cao văn hoá phục vụ hướng vào lợi ích và tiện lợi của Khách hàng với câu phát biểu nổi tiếng “Các bạn không cần quan tâm làm hài lòng tôi như thế nào mà các bạn hãy quan tâm đến việc làm hài lòng khách hàng như thế nào, nếu vì hài lòng khách hàng, các bạn có thể bỏ qua một vài bước của quy trình…” của ông chủ Nguyễn Đức Tài.
Hay FPT với các thành viên sáng lập thiên về công nghệ thì phương châm phục vụ là đáp ứng tuyệt đối các nhu cầu về công nghệ cho khách hàng…
còn Viettel thì phục vụ hách hàng theo phong cách “người lính”… đó chính là các USP và chính họ tạo ra được thị trường nhách cho doanh nghiệp của mình.
Tham khảo thêm tại đây VỀ KHÓA HỌC THIẾT LẬP VÀ THỰC THI VHDN.
3. Xây dựng USP – điểm khác biệt bằng “PROCESS”
USP có thể được tạo ra bởi chính Quy trình và hệ thống của công ty (Process):
Nhiều người đặt câu hỏi với tôi, quy trình bên em là lấy từ trên mạng về, từ các công ty tư vấn về và thậm chí bên em làm theo tiêu chuẩn ISO, vậy làm sao mà tạo nên sự khác biệt bằng các quy trình được? Các anh chị có suy nghĩ giống vậy không? Nếu có, các anh chị cần đọc kỹ nội dung dưới đây:
Một câu nói tôi rất thích khi nghe các anh chị chủ DN nói về việc “mang quy trình của ai đó về áp dụng 100% cho công ty của mình mà không cần biết Quy trình này phù hợp với các nguồn lực hiện có của mình ra sao…
Nguồn lực của một doanh nghiệp gồm những gì? Trong giới hạn chủ đề bài viết này tôi không chia sẻ chi tiết mà chì nói tóm tắt là nằm ở 5M và I… 5M bao gồm các nguồn lực:
- Nhân sự (Manpower),
- Máy móc thiết bị để tạo ra sản phẩm và dịch vụ của công ty (Machinery);
- Bí quyết hoặc phương pháp mà công ty của bạn tạo ra sản phẩm (Methods),
- Nguồn nguyên vật liệu của công ty bạn có các ưu điểm gì và nó đến từ đâu, giá cả ra sao (Materials)
- Quan trọng nhất là Nguồn tiền vốn của công ty bạn có mạnh hay không, có được dùng hiệu quả không (Money) và cuối cùng là
- Thông tin, phương pháp xử lý thông tin, công ty bạn có được nguồn thông tin từ đâu (Information)…
Xây dựng Quy trình phải bắt đầu và tuần tự từ 9 bước cơ bản của Nhà huấn luyện hướng dẫn (9 steps) và bước 5 là xây dựng được sơ đồ tổ chức công ty… Sơ đồ tổ chức công ty phải phục vụ tối ưu 5 ways – 5 lãnh vực giúp tăng doanh thu và lợi nhuận của 1 công ty.
Từ đó, dễ nhận ra rằng Mỗi công ty khác nhau có nguồn lực khác nhau, có phương pháp và bí quyết khác nhau để tạo ra sản phẩm dịch vụ của mình, nên một điều chắc chắn là quy trình và hệ thống của công ty bạn cũng sẽ khác nhau, không thể áp dụng rập khuôn của một công ty khác… Do đó, khi xây dựng được hệ thống và quy trình chuẩn thì nhất định công ty bạn tạo ra được USP…
Các anh chị có thể tham khảo thêm về các chuyên đề tôi đề cập ở trên bao gồm: 9 bước xây dựng hệ thống, 5 cách với hơn 360 chiến lược giúp công ty tăng doanh thu và lợi nhuận… và để có thể giúp công ty bạn xây dựng được Quy trình chuẩn nhất – đo ni đóng giày – các anh chị tìm đọc chuyên đề “12 bước để xây dựng 1 Quy trình chuẩn – SOP” cho doanh nghiệp. Khóa học thiết lập Quy trình chuẩn SOP để xây dựng USP cho công ty bạn.
Tham khảo 6 bước xây dựng doanh nghiệp thành công và bền vững tại đây
3. Xây dựng USP – điểm khác biệt bằng “Quarantee – Lời cam kết”
USP – điểm khác biệt có thể được tạo ra bởi việc phát hành các Cam kết chính thức.
Ngoài việc tạo ra nét riêng bằng các quảng cáo ấn tượng, việc xây dựng được USP bằng các lời đảm bảo sẽ giúp cho Khách hàng tiềm năng dễ dàng quyết định mua sản phẩm hay dịch vụ của công ty bạn, vì các lời đảm bảo sẽ mang đến cho khách hàng sự an tâm và tăng sự tự tin khi quyết định mua sản phẩm và dịch vụ của công ty, xây dựng được lòng tin với khách hàng và khiến cho khách hàng thấy rõ là được chia sẻ rủi ro nếu có.
Vậy, việc chúng ta ban hành được các lời cam kết có chất lượng mà các đối thủ cạnh tranh không thể cam kết cũng sẽ tạo ra một lợi thế cạnh tranh độc nhất cho công ty bạn. USP này sẽ giúp công ty bạn tăng tỉ lệ chuyển đổi từ Khách hàng tiềm năng thành khách hàng…
Tham khảo lời cam kết của Actioncoach toàn cầu tại đây.
Cần lưu ý Khi ban hành lời cam kết:
- Phải giúp khách hàng và nhân sự tăng sự tự tin khi mua sản phẩm
- Mang đến sự an tâm cho khách hàng, thuyết phục khách hàng khỏi sự lo ngại.
- Giúp khách hàng thấy rõ giảm rủi ro khi mua sản phẩm của bạn
- Đó là hợp đồng và cam kết bằng văn bản chính thức và nhất quán từ công ty – không phải là lời hứa suông của bất kỳ một nhân viên nào, cá nhân nào khác…
- Xây dựng lòng tin và Chất lượng nhất quán, uy tín sẽ tạo nên sự khác biệt
- Phải lựa chọn chính xác từng từ trong việc cam kết để không gặp rủi ro quá lớn về môt phía.
Lời Kết:
Đến đây, tôi tin là các abn đã biết rõ USP là gì, xây dựng USP như thế nào rồi.
Trong vô vàn các lời Quảng cáo online và offline mà các anh chị chủ doanh nghiệp cũng như khách hàng nhận được, tìm thấy được, nhận được… chúng được ví như hàng loạt các thông tin “rác” và không đủ để chúng ta “yêu thích” và “tin tưởng” để quyết định liên hệ để mua hàng… thì việc các doanh nghiệp tạo ra được điểm khác biệt, truyền thông được điểm khác biệt đến cho khách hàng, khiến cho khách hàng chú ý, khiến cho khách hàng thích thú sẽ giúp cho các công ty có thêm được nhiều khách hàng tiềm năng…
…Tiếp theo đó, các Khách hàng tiềm năng sẽ liên hệ đến công ty và các anh chị sẽ tiếp tục gieo cho họ sự mong muốn sử dụng sản phẩm và dịch vụ của công ty mình bằng các luận điểm thuyết phục khách hàng (ASA – Articulated Sales Argument)…
Với các điều chia sẻ trên, tôi cho là các anh chị chủ doanh nghiệp đã tìm thấy lý do để xây dựng USP cho doanh nghiệp của mình.
Tại ActionCOACH, chúng tôi có sẵn bộ công cụ và công thức để đồng hành và giúp các chủ doanh nghiệp xây dựng được USP cho doanh nghiệp của mình.
Nhà Huấn luyện doanh nghiệp
Business COACH I Executive COACH I ActionCOACH
Thomas Trịnh Toàn (MBA)
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Hiểu rõ 03 giai đoạn của quá trình mua hàng bằng kỹ năng bán hàng đỉnh cao
- Tìm kiếm khách hàng – 05 lỗi cần tránh khi kết nối
- 09 bước giúp bạn Lập Kế Hoạch Kinh Doanh thực chiến
- 10 điều nên biết khi chọn nhà Huấn luyện Doanh nghiệp
- 12 bước xây dựng bộ quy trình thao tác chuẩn
- 18 câu hỏi thường gặp khi tham gia Coaching – nhà huấn luyện doanh nghiệp là ai?
- 3 yếu tố quan trọng để xây dựng đội ngũ làm việc hiệu quả cao
- 3 nguyên tắc Marketing hiệu quả giúp Netflix trở thành đế chế 247 tỉ USD