Trí thông minh cảm xúc: 2 cách biến cảm xúc tiêu cực trở nên hữu ích

nuôi dưỡng trí thông minh cảm xúc

Làm thế nào để hạn chế những cảm xúc tiêu cực, khơi dậy những cảm xúc tích cực ở bản thân mình cũng như ở mọi người xung quanh? Làm thế nào để tránh khỏi những tình huống khó xử và thậm chí xoay chuyển tình thế để chúng trở nên có lợi? Biến nguồn cảm xúc tiêu cực trở nên hữu ích? Viêc rèn luyện trí thông minh cảm xúc sẽ giúp chúng ta biến các cảm xúc tiêu cực trở nên hữu ích.

Tầm quan trọng của Trí thông minh cảm xúc.

Tâm lý của mỗi cá nhân và chất lượng các cuộc giao tiếp giữa người với người đang bị tổn thương trong xã hội hiện đại nhiều áp lực.

Trong bối cảnh này chỉ số trí thông minh cảm xúc trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Biết cách làm chủ cảm xúc của mình, bạn sẽ nắm được chìa khóa để nâng cao chất lượng công việc, xây dựng những mối quan hệ tốt đẹp và nuôi dưỡng nội tâm mạnh mẽ.

Dưới đây là 02 gợi ý để biến cảm xúc tiêu cực trở nên hữu ích.… tất nhiên nó không phù hợp với 100% người đọc… nhưng cá nhân tôi và rất nhiều người trên thế giới đã từng áp dụng thử và có KẾT QUẢ!

Xem thêm: trí thông minh cảm xúc là gì?

Xem thêm: what is the EQ?


Trí thông minh cảm xúc thực tế

Thực tế nghiên cứu về trí thông minh cảm xúc.

Tất cả chúng ta đều có những cảm xúc tiêu cực: nóng giận, thất vọng, sợ hãi, ghen tức, buồn phiền, chán ghét. Chúng ắt sẽ gây ra hậu quả nếu chúng ta cứ bỏ lỡ chúng. Khi đó, những cảm xúc này cũng sẽ ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe cơ thể.

(Nếu bạn thấy đói, hãy ăn vặt một chút để tâm trạng bình thường trở lại, vì lượng đường huyết xuống thấp sẽ khiến bạn có tâm trạng xấu không thể tưởng tượng được!

Bạn có ngủ đủ giấc không? Rất nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng thiếu ngủ có thể cản trở nghiêm trọng khả năng kiểm soát phản ứng cảm xúc của bạn)

Đồng thời cảm xúc tiêu cực sẽ trở nên có ích nếu bạn biết cách khai thác chúng hiệu quả. Xin khẳng định lại là “Cảm xúc tiêu cực sẽ có ích nếu bạn biết khai thác hiệu quả”.

Xem thêm: Trí thông minh cảm xúc giúp bạn điều hành doanh nghiệp hiệu quả hơn?

2 cách rèn luyện trí thông minh cảm xúc để biến cảm xúc tiêu cực trở nên hữu ích.

Cách 1: TẬN DỤNG CẢM XÚC TIÊU CỰC  làm chất xúc tác để “biến cảm xúc tiêu cực trở nên hữu ích”.

Nhà tâm lý học SUSAN DAVID – Đại học Havard – Mô tả trong cuốn sách “linh hoạt cảm xúc” rằng những cảm xúc tiêu cực thật sự khiến chúng ta suy nghĩ chậm lại và chú ý nhiều hơn đến các chi tiết tinh tế thay vì kết luận vội vàng.

“Tâm trạng tiêu cực” sẽ khiến bạn suy nghĩ chu đáo và thận trọng hơn, giúp bạn nhận định Đúng sai theo một hướng nhìn mới mẻ và rõ ràng hơn, khi quá vui mừng, chúng ta thường bỏ qua những hiểm nguy khôn lường.

Nhưng khi có chút sợ hãi chúng ta thường sẽ xoáy sâu vào nó. Những người mang cảm xúc tiêu cực sẽ cẩn trọng hơn và rất khó bị thuyết phục trong khi những người đang cảm thấy vui vẻ lại dễ dàng chấp nhận mọi điều và đặt niềm tin vào những nụ cười giả tạo.

Để tận dụng cảm xúc tiêu cực, chúng ta cần quyết định mình nên làm gì với chúng?

Cá nhân tôi đã có dịp đi vòng quanh rất nhiều tỉnh thành để gặp khách hàng cho công việc đào tạo và huấn luyện doanh nghiệp. Khi ngồi quan sát khung cảnh ở những vùng đất đi qua tận hưởng những khung cảnh tuyệt đẹp, những dịch vụ khách sạn sang trọng tôi cảm thấy có điều gì đó trống rỗng và cảm thấy có lỗi bởi vì lúc này tôi không thể chăm sóc con cái của mình xem chúng học hành như thế nào hoặc không thể giúp vợ mình trông chừng kiểm soát công việc ở nhà hay những việc nặng nhọc để tôi đang rất tự do tự tại.

Lúc này tôi có cảm giác như tội lỗi và điều này giúp bản thân tôi nhận ra những ưu tiên và điều chỉnh lại hành động của mình, dấu hiệu cảm thấy có lỗi là khi tôi nghĩ về bọn trẻ và gia đình mình cha mẹ mình. Nó giúp tôi hiểu rằng cuộc sống của mình chỉ rẽ đúng lối khi tôi dành được nhiều thời gian hơn cho người thân. Tội lỗi giống như mũi tên dẫn lối hướng tôi về những người mình yêu quý và cuộc sống tôi hằng mong ước.

Cách 2: TẬN DỤNG CẢM XÚC TIÊU CỰC để tập trung cao độ và biến cảm xúc tiêu cực trở nên hữu ích.

Để làm được điều này chúng ta cùng nhau tìm ra cách phân loại và biến chuyển cảm xúc của mình thành những hành động tích cực: khi thấy căng thẳng trước lúc bắt đầu một việc gì đó bạn nên phân loại những cảm xúc âu lo vô Nghĩa như “tôi chết chắc rồi” thành những điều mong đợi thiết thực hơn như tôi thấy tràn đầy năng lượng và sẵn sàng làm việc.

Nghiên cứu đã chứng minh nhận định này. Ví dụ: những học sinh đạt điểm cao bài kiểm tra môn toán cho biết họ đã xác định cảm xúc lo lắng là một dấu hiệu mà cơ thể cần đối phó.

Hoặc trong một nghiên cứu khác khi các cá nhân phải thực hiện các hành động khác bao gồm hát karaoke và nói trước đám đông, mỗi người đều được yêu cầu nói “tôi thấy hào hứng”, “tôi thấy lo lắng” hoặc không nói gì trước khi suất hiện.

=> Nhóm “hào hứng” hát tốt hơn cũng như phát biểu tự tin và thuyết phục hơn những người lo lắng hoặc không nói gì.

Trong những thời điểm khác, tình cảnh tạm thời sẽ tạo ra cảm xúc tiêu cực và bạn phải tìm cách bắt được chúng.

Tôi chia sẻ với bạn về một khách hàng của tôi công việc của khách hàng của tôi là nhà vật lý trị liệu anh ấy giúp người khác giải quyết hiệu quả các cảm xúc tiêu cực của bản thân.

Bắt được trí thông minh cả xúc

Nhưng có một ngày anh ấy phải đối phó với một điều cực kỳ tồi tệ. Việc không may xảy ra khi anh cùng đứa con bốn tuổi, chờ xếp hàng để thanh toán phí đậu xe trong một trung tâm thương mại, không may một chiếc xe tông vào anh từ phía sau. Anh đã mất rất nhiều thời gian để gọi cho công ty bảo hiểm trong khi cố gắng ổn định tâm lý các con và trả lời các cuộc gọi của vợ anh và trấn an cô ấy khi thấy anh về muộn.

Sau khi thu xếp ổn thỏa anh về nhà và chuẩn bị tắm và đi ngủ thì phát hiện hệ thống nước của mình bị hỏng và anh đã phải thức đến 1:30 sáng để sửa sau 2 tiếng sửa chữa anh mới được đặt lưng xuống giường với cảm giác bực dọc chưa từng thấy.

Anh tâm sự, đôi khi tôi có một ngày tồi tệ nhưng vẫn phải cố bình thản như mọi thứ nhưng riêng lần này thì không thể.

Tuy vậy dù có “than thân trách phận” hay tự chỉ trích bản thân thì cũng chẳng làm mọi thứ khá lên được, vậy nên thay vì chuốc thêm phiền muộn và tự trách móc vì những lúc bực dọc không đáng thì chúng ta nên hít một hơi thật sâu, bằng lòng với những cảm xúc đó và tự nhủ rằng chúng chỉ là tạm thời giống như mọi điều khác trên đời và tôi sẽ vượt qua được. Có những ngày rất khó khăn. Nhưng đấy là những thử sự thật mà tất cả chúng ta cần phải đối mặt.

Thay vì đối đầu với điều đó hãy tự trách bản thân, hãy thừa nhận rằng chúng ta là một con người có đủ mọi cảm xúc. Không có cảm xúc nào kéo dài mãi mãi. Chúng ta không hề khác thường, bần cùng hay thiếu sót khi có cảm xúc. “Đã là người thì phải có cảm xúc như vậy”!!!

Biết chấp nhận và đối mặt với cảm xúc đã giúp chúng ta chuyển từ người đa cảm thành người có trí tuệ cảm xúc

Bài tập cho bạn rèn luyện trí thông minh cảm xúc đây:

Nếu thấy bản thân đang chống chọi với cảm xúc tiêu cực hãy tự hỏi rằng cảm xúc này đang muốn nói với mình điều gì? Mình có thể tận dụng nó để thay đổi không? Hay mình có thể tìm ra cách vượt qua nó, nhủ rằng mọi thứ ngày mai sẽ tốt hơn.

CHÚC CÁC BẠN VẬN DỤNG ĐƯỢC CÁC NGUYÊN LÝ TRÊN! Đăng ký để được huấn luyện và rèn luyện trí thông minh cảm xúc tại đây.

Nếu thấy khó khăn thì đừng quên để lại thông tin của bạn…  Chúng Tôi sẽ giúp bạn để bạn phát triển Kinh doanh bằng chính cảm xúc tuyệt vời của bạn đối với công việc và qua đó mang lại giá trị Cảm Xúc cho  chính khách hàng của bạn!

Nhà huấn luyện doanh nghiệp

Business COACH I Executive COACH

MBA, Thomas Trịnh Toàn

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

X