Hiểu về 4 phong cách Hành vi DISC

Phong cách hành vi DISC

Nội dung chính

Thông qua Phong cách hành vi DISC (có bài test mẫu tại đây)7 Yếu tố động lực Motivators (có bài test mẫu) để “Thấu hiểu bản thân – Lựa chọn cuộc đời”, trong bài viết này, tôi tập trung giới thiệu về Phong cách hành vi DISC (được xem như phần nổi tảng băng nhân dạng – 15% thành công) – nếu các bạn muốn tìm hiểu thêm về 07 yếu tố động lực Motivators (được xem như phần chìm tảng băng nhân dạng – 85% thành công) thì các bạn hãy lựa chọn bài viết về 7 khía cạnh động lực Motivators trong cùng trang web này!

Phong cách hành vi DISC -phần nổi tẳng băng nhân dạng

Lịch sử hình thành phong cách hành vi DISC

Vào năm 450 trước công nguyên Hippocrates đã chia các nhóm người có phong cách khác nhau thành bốn loại: Dễ giận, Lãnh đạm, U uất và Lạc quan.

Từ năm 1921 Carl Jung đã có nghiên cứu chia ra các loại tâm lý học nghiên cứu về phong cách hành vi của con người sau đó William Marston vào năm 1928 phân định rõ cảm xúc của những người bình thường theo bốn loại phong cách hành vi và viết tắt là DISC.

Đến những năm 1950, Walter Clark và John Geier lại tiếp tục nghiên cứu lý thuyết phong cách hành vi theo bốn nhóm DISC.

Đến những năm 1960 Marill và Reid có bài viết nghiên cứu về các phong cách xã hội và đến năm 1970 tiến sĩ Tony Alessandra đã phát triển các phong cách hành vi của con người lên một tầm cao mới và được công nghệ số hóa áp dụng cho đến ngày nay giúp cho chúng ta biết đến một khái niệm trong quan hệ giao tiếp gọi là nguyên tắc bạch kim “Platinum Rule”!

Trong nghiên cứu này chúng ta nghiên cứu một cách sâu sắc dựa trên những biểu hiện của con người thông qua lời nói, giọng điệu, thị giác bằng những cách này chúng ta có thể nhìn nhận rõ ràng hơn về người đối diện hay còn gọi là đọc vị được người đối diện.

Giới thiệu về Phong cách hành vi DISC (DISC Style)

Ða số chúng ta đều tin vào sự uyên thâm của việc đối xử với người khác theo cách mình muốn được đối xử. Ðây là Nguyên tắc Vàng. Chúng ta còn nhận ra có một nguyên tắc sống thực tiễn khác mà Tiến sỹ Tony Alessandra gọi đó là Nguyên tắc Bạch Kim® — Ðối xử với người khác theo cách HỌ muốn được đối xử.

phong cách hành vi DISC trên sơ đồ

Với báo cáo DISC cá nhân hóa một cách toàn diện này, đây là công cụ giúp bạn trở nên giỏi hơn, ứng xử chín chắn và hiệu quả hơn. Do đó bạn có thể phát triển và sử dụng các thế mạnh tự nhiên, đồng thời nhận diện, cải thiện và điều chỉnh những hạn chế của mình.

Mô hình Báo cáo này không đề cập đến các chuẩn mực hay lời phán xét nào mà tập trung vào các xu hướng tự nhiên có ảnh hưởng tới hành vi của bạn.

Vì chúng ta có thể nhìn và nghe được những hành vi biểu lộ ra bên ngoài, nên dễ dàng “đọc” được người khác.

Mô hình này đơn giản, thiết thực, dễ nhớ và dễ sử dụng.

Các kiểu phong cách hành vi được biết… 

Lịch sử cũng như hiện tại đã khám phá ra hơn 12 mô hình khác nhau về hành vi của chúng ta, nhưng đa số nghiên cứu chia sẻ một chủ đề phổ biến phân nhóm hành vi thành bốn loại cơ bản.

Hệ thống DISC styles tập trung vào các mô thức hành vi có thể quan sát, bộc lộ ra bên ngoài bằng cách sử dụng thước đo tính thẳng thắn và cởi mở.

Bởi vì chúng ta có thể nhìn và nghe được những hành vi biểu lộ ra bên ngoài, nên dễ dàng “đọc” được người khác. Nhắc lại là Mô hình này rất đơn giản, thực tế, dễ nhớ và dễ sử dụng.

Khả năng thích ứng phong cách hành vi DISC

Ngoài việc thấu hiểu phong cách hành vi của cá nhân, DISC STYLE xác định các cách bạn có thể áp dụng những điểm mạnh hoặc điều chỉnh những điểm yếu trong phong cách hành vi để ðáp ứng nhu cầu của khách hàng. Ðây gọi là khả năng thích ứng.

Các nhà khoa học xã hội gọi đây là “sự thông minh trong xã hội.” Gần đây có nhiều tài liệu viết về thông minh xã hội cũng quan trọng như Chỉ số thông minh (IQ) để đạt được thành công trong thế giới ngày nay. Trong một số trường hợp, thông minh xã hội thậm chí còn quan trọng hơn cả IQ.

Khái niệm khả năng thích ứng được thảo luận chi tiết trong phần Thích ứng hành vi là gì?

Xác định 4 kiểu phong cách hành vi - DISC

Thích ứng phong cách hành vi DISC  là gì?

Khả năng thích ứng là sự sẵn sàng và khả năng điều chỉnh cách tiếp cận hay chiến lược dựa trên những nhu cầu cụ thể của tình huống hay mối quan hệ tại một thời điểm cụ thể. Ðó là điều được áp dụng cho chính bạn (khuôn mẫu, thái độ và thói quen) nhiều hơn so với người khác.

Không có một phong cách nào thích ứng tự nhiên hơn so với nhiều phong cách hành vi khác. Ðối với các tình huống khác nhau, các điều chỉnh chiến lược áp dụng theo phong cách hành vi sẽ khác nhau. Quyết định sử dụng các kỹ thuật thích ứng sẽ tùy vào từng trường hợp: bạn có thể lựa chọn thích ứng với một người, và cũng có thể lựa chọn không thích ứng với người khác.

Hôm nay bạn có thể lựa chọn thích ứng hoàn toàn với một người và thích ứng ít hơn với cũng cá nhân đó vào ngày mai. Khả năng thích ứng liên quan đến cách mà bạn quản lý hành vi của riêng mình.

MÔ TẢ CHI TIẾT PHONG CÁCH HÀNH VI DISC (phần 1)

Nhóm D – Dominance (Nhóm phong cách hành vi Thống trị)

Nhóm Phong cách hành vi Thống trị hướng đến mục tiêu và kết quả công việc

Phong cách hành vi nhóm D

Điều họ làm tốt nhất là gì?

  • Chịu trách nhiệm, cạnh tranh, hoàn thành mọi thứ
  • Chấp nhận rủi ro
  • Không sợ hãi- không có trở ngại nào quá lớn đến nỗi không thể vượt qua
  • BẢO ĐẢM kết quả cuối cùng

Điều gì gây khó khăn cho họ?

  • Sự lặp lại – làm đi làm lại những công việc giống nhau
  • Là nhà ngoại giao – mạnh mẽ trong các cuộc hội thoại
  • Rất nhiều quy tắc và quy định
  • Cởi mở- không rụt rè, nhưng riêng tư về các vấn đề cá nhân

Khách hàng của bạn là nhóm phong cách hành vi D, họ biểu hiện gì?

  • Họ muốn xem tác động của giải pháp tới kết quả cuối cùng
  • Tìm phương pháp tiết kiệm thời gian và chi phí
  • Có thể đặt các câu hỏi để kiểm tra năng lực của bạn
  • Thích những người không lãng phí thời gian của họ
  • Yêu cầu bạn giữ lời hứa bằng văn bản, lời nói và ngụ ý
  • Ra quyết định nhanh chóng khi họ thấy được lợi ích

Khách hàng của bạn là nhóm phong cách hành vi D, bạn cần làm gì?

  • Giữ cho mối quan hệ đâu ra đấy
  • Có sự chuẩn bị và tạo môi trường bán hàng nhanh chóng
  • Cho thấy bạn đã làm bài tập ở nhà
  • Tìm hiểu kết quả và thời hạn mong muốn của họ
  • Cung cấp cho họ các lựa chọn với bản tóm tắt chi phí / lợi ích
  • Thường xuyên nhắc nhở họ về việc theo dõi của bạn
  • Phản hồi nhanh chóng các vấn đề của họ bằng các giải pháp

=> Đăng  ký học MIỄN PHÍ ĐỂ TÌM HIỂU tại đây:

Nhóm I – Influence, nhóm Phong cách hành vi  Ảnh Hưởng

Phong cách hành vi  Ảnh Hưởng hướng đến sự ảnh hưởng và truyền cảm hứng cho người khác.

Phong cách hành vi nhóm I

Nhóm I – Điều họ làm tốt nhất là gì?

  • Truyền cảm hứng cho những người khác hành động
  • Suy nghĩ nhanh- lạc quan, trực giác, sáng tạo
  • Đầy ý tưởng nhưng có thể hấp tấp khi cố gắng thực hiện
  • THÚC ĐẨY các ý tưởng, cơ hội hoặc con người

Điều gì gây khó khăn cho họ?

  • Các giới hạn hoặc thói quen
  • Báo cáo chính thức hoặc liên tục ghi nhận các chi tiết
  • Thói quen lặp lại – dễ cảm thấy nhàm chán
  • Phải làm lại điều gì khi việc đó đã xong

Khách hàng của bạn là nhóm phong cách hành vi I, họ biểu hiện gì?

  • Ra quyết định tức thời khi họ hào hứng về sản phẩm/dịch vụ
  • Thấy được lợi ích trước khi chúng được chỉ ra
  • Thường mua trước khi sản phẩm được bán
  • Ghét thủ tục giấy tờ, muốn việc mua hàng trở nên đơn giản
  • Cần tài liệu để nhắc nhở họ về các thỏa thuận

Khách hàng của bạn là nhóm phong cách hành vi I, bạn cần làm gì?

  • Để cho họ tạo nên môi trường gặp gỡ
  • Cho họ thấy sự sinh động và nhiệt tình
  • Tìm hiểu mong muốn và động cơ của họ. Giúp họ tạo ấn tượng tốt đẹp trong mắt người khác, đặc biệt là ông chủ của họ
  • Tóm tắt tất cả chi tiết
  • Cứu họ ra khỏi rắc rối

Nhóm S – Steadiness: nhóm Phong cách hành vi Kiên định

Phong cách hành vi Kiên định hướng đến con người, điềm tĩnh và kiên định.

Phong cách hành vi nhóm S

Điều họ làm tốt nhất là gì?

  • Mang lại sự hài hòa trong các tình huống làm việc nhóm
  • Thân thiện và nhạy bén- là người tuyệt vời biết lắng nghe
  • Xây dựng mạng lưới bạn bè để giúp đỡ nhau trong công việc
  • PHỐI HỢP và HỢP TÁC với những người khác

Điều gì gây khó khăn cho họ?

  • Cạnh tranh.
  • Làm việc với những người độc tài hoặc không thân thiện
  • Tương đối chậm khi đưa ra quyết định lớn – không thích sự thay đổi
  • Bày tỏ những ý kiến trái ngược người khác

Khách hàng của bạn là nhóm phong cách hành vi S, họ biểu hiện gì?

  • Thích mối quan hệ bán hàng dựa trên niềm tin
  • Có xu hướng đưa ra quyết định một cách hợp tác
  • Dập tắt ý định mua hàng do những người bán hàng hung hăng, cao ngạo
  • Duy trì sự trung thành tuyệt đối một khi đã tạo được niềm tin
  • Phản ứng rất tốt đối với các trường hợp đảm bảo cá nhân
  • Cần được hướng dẫn nhẹ nhàng để giúp ra quyết định

Khách hàng của bạn là nhóm phong cách hành vi S, bạn cần làm gì?

  • Tập trung xây dựng lòng tin và sự tín nhiệm trước khi xây dựng doanh nghiệp
  • Tìm hiểu thực tế hiện nay và nhu cầu của họ
  • Cung cấp sự hướng dẫn, định hướng và đảm bảo cá nhân
  • Thực hiện các dịch vụ nhất quán, có thể dự đoán được bằng việc gây sự chú ý của cá nhân

=> Đăng  ký học MIỄN PHÍ ĐỂ TÌM HIỂU tại đây:

Nhóm C – Conscientiousness (compliance) Nhóm phong cách hành vi Tuân thủ:

Nhóm phong cách hành vi Tuân thủ Hướng đến việc tuân thủ các yếu tố Logic và Quy trình.

Phong cách hành vi nhóm C

Điều họ làm tốt nhất là gì?

  • Rất có tổ chức; họ thậm chí còn tự động lên kế hoạch
  • Lên kế hoạch kỹ lưỡng trước khi quyết định hành động
  • Tốc độ suy nghĩ nhanh nhưng nói chậm
  • Có kế hoạch để đáp ứng các mong đợi cụ thể

Điều gì gây khó khăn cho họ?

  • Làm việc với những người không thể đoán trước hoặc trong những môi trường không có sự tổ chức
  • Cởi mở/hòa đồng nhưng khép kín về vấn đề cá nhân
  • Làm việc với những người khác hoặc theo nhóm – thích làm việc một mình
  • Định hướng không rõ ràng/chưa hoàn chỉnh…

Khách hàng của bạn là nhóm phong cách hành vi C, họ biểu hiện gì?

  • Cần thời gian và dữ liệu để đánh giá, phục vụ cho việc ra quyết định
  • Đôi khi sa đà vào chi tiết không quan trọng; phải tập trung lại
  • Phản ứng rất tốt đối với các vấn đề giảm thiểu hoặc loại trừ rủi ro
  • Muốn bạn thể hiện chuyên môn tuyệt vời trong lĩnh vực của bạn
  • Xem xét quá nhiệt tình với thái độ hoài nghi.

Khách hàng của bạn là nhóm phong cách hành vi S, bạn cần làm gì?

  • Tránh nói chuyện xã hội quá nhiều
  • Tìm hiểu mục tiêu và kiến thức của họ
  • Cung cấp các lựa chọn hợp lý với nhiều tài liệu bao gồm cả ưu và khuyết điểm
  • Cho họ thời gian suy nghĩ
  • Cung cấp sự đảm bảo hay bằng chứng bằng văn bản
  • Theo dõi thời gian biểu cụ thể để đo lường kết quả
  • Cung cấp đúng những gì đã hứa…

Bạn mong muốn áp dụng, hãy đăng ký học MIỄN PHÍ tại đây: 

Nếu bạn thuộc một trong các phong cách hành vi DISC bạn có biểu hiện gì?

Bạn thực hành khả năng thích ứng mỗi khi bạn giảm dần phong cách hành vi C hoặc S; hoặc khi bạn tăng nhanh hơn một chút phong cách hành vi D hoặc I.

Ðiều đó xảy ra khi phong cách hành vi D hoặc C cần có thời gian để xây dựng mối quan hệ với phong cách hành vi S hoặc I; hoặc khi phong cách hành vi I hoặc S tập trung vào sự việc hoặc đi thẳng vào vấn đề với phong cách hành vi D hoặc C.

Ðiều này có nghĩa là điều chỉnh hành vi của riêng bạn để làm cho người khác cảm thấy thoải mái.

Vận dụng hiệu quả vào giao tiếp nhờ phong cách hành vi DISC

Khả năng thích ứng không có nghĩa “bắt chước” phong cách hành vi của người khác. Ðiều này có nghĩa là điều chỉnh sự cởi mở, thẳng thắn, tiến độ và ưu tiên theo sở thích của người khác mà vẫn giữ được đặc tính của riêng bạn.

Khả năng thích ứng rất quan trọng để đạt đuợc tất cả các mối quan hệ thành công. Chúng ta có xu hướng thích ứng khi làm việc với những người mà chúng ta chưa hiểu rõ. Chúng ta có xu hướng ít thích ứng khi ở nhà và với những con người mà ta hiểu rõ hơn.

Khả năng thích ứng quá mức có thể làm cho bạn xuất hiện mờ nhạt và hai mặt. Một người duy trì khả năng thích ứng cao trong mọi tình huống có thể không tránh khỏi căng thẳng và thiếu hiệu quả.

Ðây còn là nguy cơ làm tăng mâu thuẫn vì cư xử khác biệt. Thông thường, khả năng thích ứng là tạm thời và có thể có giá trị nếu bạn tạo được mối quan hệ với người khác. Ngược lại, nếu không có khả năng thích ứng sẽ khiến người khác cảm thấy cứng nhắc và không khoan nhượng vì họ cứ khăng khăng hành xử theo hành vi tự nhiên và sự yêu thích của riêng họ.

Những người thích ứng hiệu quả sẽ đáp ứng được nhu cầu của người khác và của chính họ. Thông qua thực hành, họ có thể đạt được sự cân bằng: quản lý có chiến lược khả năng thích ứng của họ bằng cách nhận ra thời điểm thích hợp để thỏa hiệp, hoặc thời điểm mà tình huống ảnh hưởng đòi hỏi họ phải thích ứng hoàn toàn với kiểu hành vi của người khác. Những người có thể thích ứng biết cách thỏa hiệp với các mối quan hệ theo cách mà ho cho phép tất cả mọi người chiến thắng. Họ khéo léo, biết điều, hiểu biết, và không phán xét.

Mức độ thích ứng của bạn ảnh hưởng tới cách người khác đánh giá mối quan hệ của họ với bạn. Tăng mức độ thích ứng, tin tưởng và tín nhiệm của bạn lên; giảm mức độ thích ứng, tin tưởng và tín nhiệm xuống. Khả năng thích ứng cho phép bạn tương tác hiệu quả hơn với những người khó tính và cũng giúp bạn tránh hoặc xử lý các tình huống căng thẳng. Với khả năng thích ứng, bạn có thể đối xử với người khác theo cách họ muốn được đối xử.

Nhà huấn luyện doanh nghiệp và DISC

Nhà huấn luyện giúp bạn hiểu rõ DISC, hiểu rõ bản thân mình qua DISC và đọc vị được người khác qua nhận biết DISC của họ.

Tìm hiểu thêm về ứng dụng DISC trong làm việc nhóm (TEAM working)

Ứng dụng DISC để đọc vị khách hàng và phục vụ đúng nhu cầu của Khách hàng.

Ứng dụng DISC trong đào tạo và huấn luyện nhân sự.

Vận dụng DISC để lãnh đạo – quản lý nhân sự dưới quyền và ngược lại.

Xây dựng nhóm làm việc hiệu quả nhờ hiểu rõ phong cách hành vi DISC.

Business Coach I Executive COACH.

Biên soạn: Business Coach THOMAS Trịnh Toàn.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

X