Muốn thành công trong kinh doanh, các doanh nghiệp cần am hiểu thị trường, nhu cầu của khách hàng và nghệ thuật kinh doanh. Hiện nay, môi trường kinh doanh cạnh tranh rất khốc liệt, mọi thứ thay đổi rất nhanh, sự trung thành của khách hàng ngày càng giảm. Tại sao cần thiết lập Nhiệm vụ phòng marketing?
Vì vậy, để giữ vững vị thế của mình trên thị trường, các doanh nghiệp cần phải nghiêm túc đầu tư cho các hoạt động marketing. Điều này khiến phòng marketing trong doanh nghiệp trở thành một bộ phận không thể thiếu. Thông qua các hoạt động của phòng marketing mà hình ảnh và thông điệp của doanh nghiệp được lan tỏa đến toàn hệ thống công ty và tới công chúng.
Trong bài viết này TCBD [BUSINESS COACH] sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về phòng marketing và chức năng, nhiệm vụ, xây dựng cấu trúc của phòng marketing hiện đại trong Doanh nghiệp
Marketing và Phòng marketing là gì? Nhiệm vụ Phòng Marketing?
Để hiểu được phòng marketing là gì trước tiên bạn cần hiểu marketing là gì. Nhiệm vụ Phòng Marketing là gì?
Marketing là gì?
Có nhiều cách định nghĩa khác nhau về marketing, nhưng theo Hiệp hội marketing Mỹ thì marketing là một hệ thống tổng thể các hoạt động của một tổ chức được thiết kế nhằm hoạch định, định giá, xúc tiến và phân phối các sản phẩm, dịch vụ, ý tưởng nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường và đạt được các mục tiêu của tổ chức.
Có thể xem như marketing là quá trình mà những cá nhân hoặc tập thể đạt được những gì họ cần và muốn thông qua việc tạo lập, cống hiến, và trao đổi tự do giá trị của các sản phẩm và dịch vụ với nhau (MM – Kotler).
Theo định nghĩa dành cho các nhà quản lý, marketing được ví như “nghệ thuật bán hàng”, nhưng khá ngạc nhiên rằng, yếu tố quan trọng nhất của marketing thật ra không nằm ở chỗ bán sản phẩm. Peter Drucker, nhà lý thuyết quản lý hàng đầu cho rằng: “Nhưng mục đích của marketing là làm sao để biết và hiểu rõ khách hàng thật tốt sao cho sản phẩm hoặc dịch vụ thích hợp nhất với người đó, và tự nó sẽ bán được nó.
Lý tưởng nhất, Marketing nên là kết quả từ sự sẵn sàng mua sắm. Từ đó, việc hình thành nên sản phẩm hoặc dịch vụ mới trở nên cần thiết để tạo ra chúng (sự sẵn sàng mua sắm để “tự nó bán được nó”)
Bên cạnh đó, marketing có 2 nhiệm vụ chính là Truyền thông và Đào tạo khách hàng
Phòng Marketing là gì?
Hoạt động marketing thực chất là một quá trình quản lý mang tính xã hội cao. Các hoạt động này bao gồm từ lên ý tưởng, sản xuất hàng hóa, dịch vụ đến tiếp thị sản phẩm, dịch vụ trên thị trường để đạt hiệu quả hàng tốt nhất.
Theo đó, phòng marketing chính là cầu nối giữa công ty và thị trường bên ngoài, giữa sản phẩm và người tiêu dùng, giữa thuộc tính sản phẩm với nhu cầu người tiêu dùng.
Vì vậy marketing là hoạt động không thể thiếu của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường.
Nhiệm vụ, chức năng của phòng marketing
Xây dựng và phát triển hình ảnh thương hiệu
Xây dựng và phát triển thương hiệu là hoạt động quan trọng của doanh nghiệp vì nó giúp doanh nghiệp đạt được thành công và tạo được vị thế cạnh tranh trên thị trường.
Ngay từ đầu doanh nghiệp cần chú ý xây dựng hình ảnh thương hiệu nhất quán và xuyên suốt, tất cả các hình ảnh và thông điệp cần được truyền tải một cách rõ ràng, chính xác, và hấp dẫn nhằm thu hút sự quan tâm của khách hàng mục tiêu.
Điều này sẽ giúp doanh nghiệp tạo dựng niềm tin với khách hàng và nâng cao giá trị thương hiệu.
Để xây dựng và phát triển thương hiệu, phòng marketing cần thực hiện một loạt các nhiệm vụ phổ biến sau đây:
- Xây dựng và quản lý hệ thống chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp
- Thiết kế chương trình hậu mãi và bảo hành sản phẩm cho doanh nghiệp
- Tích cực tham gia tài trợ cho các hoạt động xã hội để quảng bá hình ảnh thương hiệu
- Đăng ký tham gia các chương trình liên quan đến chất lượng sản phẩm như: Hàng Việt Nam chất lượng cao, ISO…
Nhiệm vụ Phòng Marketing: Nghiên cứu, phát triển sản phẩm và mở rộng thị trường
Để xác định nhu cầu thị trường, thị trường mục tiêu và mở rộng thị trường, doanh nghiệp cần thu thập tất cả các thông tin thị trường cần thiết.
Việc xác định phạm vi và phân khúc thị trường rất quan trọng vì qua đó doanh nghiệp sẽ xác định được hướng tiêu thụ sản phẩm, nhìn ra các cơ hội trên thị trường và tiến hành các hoạt động phát triển sản phẩm mới sao cho hiệu quả và tiết kiệm chi phí nhất.
Phòng marketing trong doanh nghiệp sẽ thực hiện các nhiệm vụ sau đây để hoàn thành việc nghiên cứu, phát triển sản phẩm và mở rộng thị trường.
- Xây dựng hệ thống thu thập, tổng hợp thông tin về giá cả, sản phẩm, đối thủ cạnh tranh.
- Phân tích, đánh giá thông tin thu thập được, từ đó đưa ra quyết định cải tiến sản phẩm hiện có hoặc phát triển sản phẩm hoàn toàn mới.
- Đề xuất ý tưởng cho sản phẩm mới, định hướng thiết kế sản phẩm, nhãn hiệu, bao bì sản phẩm.
- Xây dựng chiến lược mở rộng thị trường phù hợp với mục tiêu phát triển của doanh nghiệp.
Nhiệm vụ Phòng Marketing: Xây dựng và thực hiện các chiến lược marketing
Chiến lược marketing có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Có chiến lược tiếp thị tốt sẽ giúp doanh nghiệp định hướng đúng các hoạt động của mình, để đạt được các mục tiêu đã đặt ra. Không có chiến lược marketing tốt, doanh nghiệp sẽ khó đạt được thành công, thậm chí là gặp thất bại trong kinh doanh.
Nhiệm vụ của phòng marketing chính là xây dựng chiến lược marketing cho doanh nghiệp; điều hành việc triển khai chiến lược marketing; theo dõi, giám sát quá trình thực hiện, kịp thời điều chỉnh và đánh giá, báo cáo kết quả chiến lược marketing.
Tất cả các nhiệm vụ này nhằm mang lại sự thấu hiểu đối với khách hàng của doanh nghiệp, lĩnh vực kinh doanh, đồng thời quảng bá sản phẩm và thương hiệu công ty ra thị trường.
Nhiệm vụ Phòng Marketing: Tham mưu cho Ban Giám đốc về chiến lược marketing, sản phẩm và khách hàng
Phòng marketing có nhiệm vụ tham mưu cho Ban Giám đốc các vấn đề liên quan đến phát triển thương hiệu, phát triển kênh phân phối, xây dựng nhãn hiệu sản phẩm mới, xác định khách hàng mục tiêu và hỗ trợ các bộ phận khác trong công ty thực hiện các kế hoạch marketing.
Nhiệm vụ Phòng Marketing: Thiết lập mối quan hệ với truyền thông
Để đảm bảo hình ảnh của công ty được thể hiện một cách tốt nhất trước công chúng, phòng marketing cần quan tâm xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với giới truyền thông và báo chí.
Giới truyền thông là đối tác đắc lực giúp doanh nghiệp xây dựng thương hiệu cũng như hỗ trợ doanh nghiệp xử lý các khủng hoảng bất ngờ.
Một khi đã hoạt động trong lĩnh vực marketing nghĩa là các mối quan hệ truyền thông sẽ theo bạn suốt sự nghiệp.
Do đó, tuyệt đối không để xảy ra hiểu lầm với truyền thông. Nếu xảy ra mâu thuẫn cần bình tĩnh, xử lý một cách chân thành nhất.
Nhiệm vụ Phòng Marketing: Điều hành công việc của nhân viên thuộc quyền quản lý của bộ phận
Ngoài việc thực hiện các công việc liên quan đến hoạt động marketing cho toàn công ty, phòng marketing còn có nhiệm vụ điều hành công việc của nhân viên trong bộ phận của mình.
- Lập kế hoạch hoạt động, phân công, giao việc cho nhân viên bộ phận.
- Có kế hoạch kiểm tra, giám sát việc thực hiện công việc của nhân viên.
- Xem xét, đánh giá ra quyết định khen thưởng, kỷ luật, xét tăng lương, thăng chức theo đúng quy định của công ty.
- Thực hiện việc điều động, thuyên chuyển nhân sự trong phạm vi bộ phận.3. Xây dựng chiến lược marketing
Nhiệm vụ Phòng marketing xây dựng chiến lược marketing trong thực tế
Những bước xây dựng chiến lược marketing
Phòng Marketing Phân tích thị trường:
Phân tích thị trường là việc bạn cần nhìn nhận xem nhu cầu của thị trường về sản phẩm/dịch vụ như thế nào? Đối thủ của bạn ra sao? Và bạn đang có trong tay những gì? Khi tìm được những câu trả lời đó bạn sẽ hiểu được rằng bạn đang có gì, bạn cần gì và thị trường ngoài kia khốc liệt ra sao? Đây sẽ chính là những bước đệm trong việc xây dựng kế hoạch marketing của bạn.
Phòng Marketing Xác định mục tiêu:
Bạn cần xác định được các mục tiêu cụ thể cho chiến dịch Marketing như doanh số bán hàng, số lượng tương tác, số lượng tiếp cận,… Mục tiêu đưa ra phải vừa sức, phù hợp với điều kiện tài chính, nhân sự của doanh nghiệp mình.
Phòng Marketing Xây dựng thông điệp truyền thông:
Hiện nay có một số kênh Marketing mà bạn có thể tham khảo:
- Marketing qua các công cụ tìm kiếm: SEO
- Marketing trên danh bạ, cổng thông tin, trang đánh giá dịch vụ/sản phẩm
- Email marketing, SMS marketing
- Marketing qua mạng xã hội: blog, diễn đàn, facebook, zalo, youtube…
- PR trực tuyến
- PR online thông qua thông cáo báo chí và các bài viết PR về sản phẩm
Phòng Marketing Xây dựng tiềm lực tài chính và nhân sự:
Muốn chiến lược thành công thì bạn phải có sự chuẩn bị về cả tiềm lực tài chính và con người. Do đặc thù là thực hiện bằng công nghệ nên nhân sự của bạn phải thật sự chất lượng, có kiến thức tốt về công nghệ thông tin.
Phòng Marketing Triển khai chiến lược Marketing
Tham khảo thực chi chiến lược tại đây
Phòng Marketing Đánh giá chiến lược
Dựa vào các thông số, bạn đánh giá xem chiến lược của mình đã thật sự thành công hay chưa và có mang lại hiệu quả truyền thông, hay mang lại lợi nhuận hay không. Từ đó bạn sẽ có kinh nghiệm và đó sẽ là tiền đề để xây dựng các chiến lược sau hiệu quả hơn.
Áp dụng chiến lược 4Ps, 7Ps của Marketing Strategy
Marketing hỗn hợp là bao gồm tất cả các hoạt động mà công ty hay doanh nghiệp đó có thể làm để gây tiếng vang hay ảnh hưởng đến nhu cầu và sản phẩm của chính mình.
Thường thì các biến này sẽ được gọi theo chuyên ngành là “4 Ps”. 4 chữ P là kí hiệu viết tắt của sản phẩm, giá cả, Kênh phân phối và Xúc tiến hỗ trợ tiêu thụ.
– Product (Sản phẩm): Là tổ hợp của tất cả hàng hóa và dịch vụ của công ty hoặc doanh nghiệp cung cấp cho thị trường tiêu dùng. Mỗi quyết định chiến lược cũng phải được thực hiện dựa trên các tiêu chí hoạt động xây dựng thương hiệu riêng, bao trọn gói và các tính năng của sản phẩm.
– Price (Giá cả): Đây là số tiền mà khách hàng phải trả để có được mặt hàng sản phẩm đó. Chiến lược này thật sự rất cần thiết và liên quan đến vị thế của khách hàng cũng như người tiêu dùng, sự linh hoạt trong việc giá cả, các mặt hàng có liên quan trong cùng một dòng sản phẩm và các điều khoản đã bán. Sẽ tùy thuộc và chiến lược của các doanh nghiệp mà sẽ phát sinh ra chiến lược giá cả khác nhau, về đặc tính của sản phẩm, mức độ và cường độ cạnh tranh trong ngành.
– Place (Kênh phân phối): Là cùng lúc tất cả các hoạt động của công ty sẽ đưa sản phẩm dến tay khách hàng và đó là mục tiêu. Một trong những quyết định của Marketing cơ bản đó là lựa chọn đúng và phù hợp các kênh phân phối.
– Promotion (Hỗ trợ tiêu thụ): Đây là các hoạt động để truyền đạt những giá trị của sản phẩm và thuyết phục khách hàng mục tiêu là mua sản phẩm. Chiến lược hỗ trợ tiêu thụ là thật sự cần thiết để kết hợp các hoạt động riêng lẻ lại với nhau thành một khối như bán hàng cá nhân, quảng cáo, khuyến mại, bán hàng xúc tiến vào chiến dịch mang tính chất phối hợp.
Có thể thấy rằng, phòng marketing là bộ phận vô cùng quan trọng trong các doanh nghiệp. Tuy rằng chức năng, nhiệm vụ của phòng marketing sẽ ít nhiều khác nhau do mỗi công ty có quy mô và đặc thù kinh doanh khác nhau.
Các Mẫu mô tả công việc và nhiệm vụ trưởng phòng marketing
A. Trưởng phòng marketing lĩnh vực giáo dục
Mô tả công việc
- Quản lý và vận hành bộ phận marketing, lên kế hoạch và phân bổ công việc cho từng thành viên
- Lên kế hoạch và thực hiện các hoạt động marketing thường xuyên, bao gồm: tổ chức sự kiện, follow-up các sự kiện tài trợ, đặt các biển hiệu/banner quảng cáo và sắp xếp việc phát tờ rơi tại các địa điểm phù hợp
- Chịu trách nhiệm về tất cả các hoạt động chiến lược và kế hoạch PR & marketing, các hoạt động truyền thông, các sự kiện & dịch vụ khách hàng một cách hiệu quả để đảm bảo đạt được mục tiêu công việc
- Xây dựng và thực hiện kế hoạch marketing để thúc đẩy tuyển sinh các khóa học (và/hoặc sản phẩm giáo dục khác) của công ty
- Xây dựng mối quan hệ hợp tác với các trường học từ cấp THCS đến Đại học, các tổ chức/câu lạc bộ học sinh, sinh viên trên địa bàn thành phố
- Phối hợp chặt chẽ với bộ phận chăm sóc khách hàng để đưa ra các giải pháp marketing phù hợp, thúc đẩy tuyển sinh
- Nghiên cứu và tìm hiểu hoạt động của các đối thủ cạnh tranh trong ngày để đưa ra chiến lược phù hợp
- Xây dựng các ý tưởng marketing phù hợp nhằm mục đích mở rộng phát triển công ty
Yêu cầu công việc
- Tốt nghiệp Đại học hoặc sau Đại học các chuyên ngành: Marketing, Quản trị Kinh doanh hoặc tương tự.
- Trình độ Tiếng Anh: Có khả năng nghe nói đọc viết ở mức cơ bản
- Kinh nghiệm: 3 năm kinh nghiệm trở lên. Ưu tiên các ứng viên từng làm việc trong ngành dịch vụ giáo dục.
- Có kỹ năng giao tiếp tốt, thái độ cầu tiến, ham học hỏi, chủ động trong công việc
- Có kỹ năng quản lý thời gian và sắp xếp công việc, kỹ năng lãnh đạo.
- Thành thạo MS office, vi tính văn phòng
- Có khả năng sắp xếp công việc khoa học, làm việc dưới áp lực cao và làm việc nhóm hiệu quả
Trưởng phòng marketing lĩnh vực du lịch khách sạn
Mô tả công việc
- Xây dựng, tham mưu cho BGĐ về phát triển sản phẩm, dịch vụ du lịch, khách sạn
- Xây dựng kế hoạch phát triển thị trường, sản phẩm, dịch vụ.
- Tổ chức thu thập thông tin thị trường, phân tích và tổng hợp thông tin thị trường để xác định các phân khúc thị trường có liên quan đến các sản phẩm, dịch vụ mà công ty cung cấp
- Xây dựng, tổ chức thực hiện các chương trình kế hoạch marketing, kế hoạch quảng cáo. Theo dõi việc thực hiện và báo cáo kết quả.
- Theo dõi hoạt động bán hàng, triển khai marketing nhằm đảm bảo việc thực hiện đúng chiến lược marketing theo từng thời điểm.
- Quản trị thương hiệu, tài sản của công ty, đảm bảo thương hiệu được quản lý đúng theo yêu cầu và nhất quán.
- Đề xuất các biện pháp tăng độ nhận biết, tăng lượng truy cập vào các trang web của công ty.
- Quản trị các trang web, fanpage và các kênh online của công ty.
- Quản lý kênh bán hàng trực tiếp và bán hàng Online.
- Khai thác các kênh quảng cáo mới và thích hợp.
- Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện các Chương trình khuyến mại & quảng cáo truyền thông nhằm đảm bảo kinh doanh, nâng cao hình ảnh, phát triển thương hiệu và tạo sự khác biệt với đối thủ cạnh tranh.
Yêu cầu công việc
- Tốt nghiệp chuyên ngành Marketing, Quản trị Du lịch/Khách sạn tại các trường Đại học trong và ngoài nước
- Ngoại hình ưa nhìn, khả năng giao tiếp tiếng Anh thành thạo
- Tối thiểu 05 năm trong lĩnh vực PR Marketing, 03 năm ở vị trí quản lý; ưu tiên trong lĩnh vực Du lịch/Khách sạn, Truyền thông
- Am hiểu về chế độ chính sách và các quy định của pháp luật về truyền thông và quảng cáo.
- Nhạy bén với xu hướng thị trường, linh hoạt, sáng tạo và dễ thích nghi, đam mê các hoạt động marketing
- Khả năng lập kế hoạch, kiểm soát, tổ chức, quản trị nhân sự, phân tích thông tin, đàm phán thương lượng.
- Kỹ năng quản lý thời gian, sắp xếp kế hoạch và kỹ năng lãnh đạo
- Chủ động và tâm huyết với công việc, với tổ chức
Mô tả công việc Trưởng phòng Marketing ngành F&B
Nhiệm vụ và Trách nhiệm Cơ bản
- Giám sát hoạt động của tất cả các hoạt động tiếp thị, khuyến mãi, bán hàng và chi phí của bộ phận Thực phẩm và Đồ uống để đảm bảo rằng lợi nhuận của bộ phận được tối đa hóa.
- Phối hợp tất cả các chương trình khuyến mãi F&B với bộ phận Kinh doanh để đảm bảo thực hiện đúng.
- Thiết lập bộ công cụ Bán hàng Thực phẩm & Đồ uống rõ ràng và thông báo tóm tắt cho bộ phận Bán hàng về cách sử dụng.
- Xây dựng chiến lược marketing F&B tổng thể, Kế hoạch marketing F&B hàng năm cùng với F&B Manager và trình bày trước BGĐ.
- Thiết lập và trình bày ngân sách Marketing F&B hàng năm cho Ban Giám đốc và tuân thủ nghiêm ngặt để giảm thiểu chi phí của bộ phận. Tham gia tích cực vào việc tìm kiếm các giải pháp in ấn/quảng cáo tốt nhất để tối ưu hóa lợi nhuận của công ty.
- Chịu trách nhiệm về hoạt động đúng đắn của bộ phận bao gồm liên quan, tài chính và thực hiện.
- Giám sát, tuyển dụng và đánh giá các cộng tác viên tiếp thị và bán hàng F&B.
- Duy trì cơ sở dữ liệu Khách hàng phù hợp cùng với Nhóm Bán hàng và điều phối mọi quảng cáo Điện tử với Nhóm Bán hàng
- Đóng vai trò là Chuyên viên QHKH và dành thời gian cho Khách hàng/Thành viên để thiết lập mối quan hệ kinh doanh đang phát triển. Thiết lập các khảo sát về sự hài lòng của Khách hàng và báo cáo kết quả cho Quản lý F&B
- Báo cáo mọi diễn biến của bộ phận cho Trưởng bộ phận Food & Beverage và BGĐ
- Tham dự tất cả các cuộc họp quản lý
- Tiến hành, tổng hợp, phân tích nghiên cứu thị trường và báo cáo kết quả hàng tháng cho F&B Manager. Đưa ra các đề xuất thường xuyên để điều chỉnh chiến lược tiếp thị tổng thể hàng tháng.
Yêu cầu công việc
- Trình độ chuyên môn
Bằng cử nhân về Bán hàng / Tiếp thị / Quản trị Kinh doanh hoặc tương đương.
Kiến thức về ngành công nghiệp giải trí là một điểm cộng nhất định.
- Kinh nghiệm
Ít nhất 5 năm kinh nghiệm liên quan về bán hàng/tiếp thị trong ngành dịch vụ hoặc kết hợp trình độ học vấn và kinh nghiệm tương đương.
Thành tích đã được chứng minh với tư cách là Giám đốc Bán hàng / Tiếp thị trong một ngành tương tự.
Có kinh nghiệm trong việc phát triển và thúc đẩy chương trình cải tiến dịch vụ thành viên.
Ưu tiên có niềm yêu thích thực sự và kiến thức về trò chơi gôn?
Mạng lưới kết nối mạnh mẽ là một tài sản.
- Yêu cầu về, giới tính, độ tuổi, Kiến thức và Kỹ năng
Nam hay nữ; Tuổi từ 32 đến 45.
Sử dụng thành thạo tiếng Anh và phần mềm Microsoft.
Ý thức mạnh mẽ về sáng kiến, đổi mới, phân tích, khẩn trương và khả năng chịu áp lực.
Có khả năng làm việc độc lập, chuyên nghiệp và làm việc theo nhóm tốt.
Kỹ năng giao tiếp và giao tiếp tốt
Mô tả công việc Trưởng phòng Marketing ngành Logistics
Nhiệm vụ và Trách nhiệm Cơ bản
- Chuyển các mục tiêu tiếp thị và công ty thành các chiến lược rõ ràng của bộ phận
- Dẫn dắt và chỉ đạo nhóm hậu cần bằng cách hỗ trợ tất cả các tài sản tiếp thị
- Khả năng làm việc đa chức năng trên nhiều nhóm dự án
- Hỗ trợ các tài liệu tham khảo và quy trình tự phục vụ để tạo điều kiện mở rộng phạm vi tiếp thị
- Sử dụng dữ liệu và thông tin chi tiết để truyền cảm hứng cho các hướng và quy trình mới
- Quản lý các chương trình và quan hệ đối tác tiếp thị nhà cung cấp của chúng tôi
- Quản lý nghiên cứu và phát triển với ROI và KPI đã thiết lập
- Giám sát quan hệ công chúng và truyền thông
- Giám sát các sản phẩm bàn giao, thời gian và ngân sách
Yêu cầu
- Bằng cử nhân về Marketing, Kinh doanh hoặc lĩnh vực liên quan
- Có ít nhất 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực marketing, và ít nhất 2 năm kinh nghiệm ở vị trí tương đương.
- Có kinh nghiệm phát triển và triển khai các chiến lược marketing
- Khả năng nhìn thấy một dự án xuyên suốt từ khi hình thành đến khi giao hàng
- Kỹ năng kỹ thuật nâng cao trong Microsoft Office
- Kỹ năng giao tiếp và giao tiếp tuyệt vời
- Một thành viên thực sự của đội tập trung vào việc xây dựng công ty và văn hóa của chúng tôi
- Khả năng lãnh đạo, hợp tác và hoạt động như một phần không thể thiếu của nhóm sáng tạo có nhịp độ nhanh
- Tư duy phản biện và kỹ năng giải quyết vấn đề
- Ý thức về quyền sở hữu và niềm tự hào về hiệu suất của bạn và tác động của nó đối với sự thành công của công ty
Nhà huấn luyện doanh nghiệp giúp bạn xây dựng Phòng Marketing thực hiện nhiệm vụ đạt mục tiêu.
Liên hệ đặt lịch MIỄN PHÍ tại đây hoặc qua Hotline: 0868 77 3939